Home Đời sống BacABank – Nguồn hút tiền vô đáy cho bà Thái Hương để giải tỏa sức ép từ khoản nợ khổng lồ của TH True Milk?

BacABank – Nguồn hút tiền vô đáy cho bà Thái Hương để giải tỏa sức ép từ khoản nợ khổng lồ của TH True Milk?

by Ban Biên Tập

Được bình chọn là “Thương hiệu quốc gia”, ít ai biết đằng sau sự lớn mạnh của Tập đoàn TH có sự hỗ trợ vốn đắc lực từ Ngân hàng BacABank. Tại BacABank và TH True Milk lại có những dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật khi bà Thái Hương không chỉ làm chủ của TH True Milk mà còn một tay thao túng ngân hàng BacABank (chung một Tập đoàn TH), tạo điều kiện cho bà Hương lách luật tín dụng để vô tư rút tiền từ ngân hàng này.

Những năm qua, đã có không ít “bi kịch” xảy ra trong hoạt động ngân hàng xuất phát từ tình trạng sở hữu chéo giữa Ngân hàng TMCP với các doanh nghiệp vốn cùng một ông chủ với ngân hàng đó. Vì lẽ đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra quy định bắt buộc chủ doanh nghiệp không được giữ chức vụ Chủ tịch ngân hàng. Theo Luật Tổ chức tín dụng 2010, các ngân hàng cũng không được cho doanh nghiệp trong cùng hệ thống sỡ hữu vay quá 5% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, tại BacABank và TH True Milk lại có những dấu hiệu vi phạm quy định này. Theo báo cáo tài chính năm 2016, Baca Bank đã cho TH True Milk – công ty chung Tập đoàn TH vay gần 800 tỷ đồng mà không cần tài sản đảm bảo. Số tiền này chiếm tới 16% vốn điều lệ của BacA Bank. Như vậy, Ngân hàng TMCP Bắc Á liệu có đang sai phạm?

Với tình hình tài chính như hiện tại, TH True Milk đang đối mặt với khoản nợ lên tới gần 10.000 tỷ đồng. TH True Milk có lỗ lũy kế khá khá lớn, từ năm 2014 là 1.600 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ là 3.800 tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, lỗ lũy kế là 1.095 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2016, TH True Milk vay các ngân hàng, tổ chức, cá nhân gần 5.000 tỷ đồng. Nợ dài hạn đáo hạn vào các năm 2018, 2019, 2021 lần lượt là 2.000 tỷ đồng, 600 tỷ đồng, hơn 1.700 tỷ đồng và có xu hướng ngày càng tăng. Lãi suất các khoản vay này cũng cao hơn mặt bằng chung khá nhiều do đó khả năng TH True Milk sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ.

Với khoản nợ khủng như vậy, BacABank làm thế nào để tiếp tục giải ngân “đúng luật” cho TH True Milk nói riêng và Tập đoàn TH của bà Hương nói chung? Để lách luật, Ngân hàng này đã tìm cách “bơm vốn” cho TH bằng cách dùng các công ty con, công ty trực thuộc, công ty liên quan làm cầu nối để vay mượn thay.

Đơn cử, Công ty CP Logistic SC (địa chỉ số 166 Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung , TP. Vinh, Nghệ An). Hiện nay, Công ty Logistic SC đang nợ Ngân hàng Bắc Á số tiền tương đối lớn 914.967 triệu đồng, phần lớn thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Đáng chú ý, địa chỉ này cũng là Trụ sở của Công ty Cổ phần Chuỗi thực phẩm TH?

Cụ thể, ngày 29/09/2017, BacA Bank ký hợp đồng tín dụng với Công ty CP Logistic SC khoản vay có giá trị hợp đồng 8.620.400.000 VND, số hợp đồng tín dụng là: 6660000124693. Với tài sản đảm bảo là: Toàn bộ quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng THM-DN2017/0025, tháng 01/2017 và Hợp đồng 001/2015/LSC-HĐDV, ngày 01/09/2015.

Cũng ngay trong ngày 29/09/2017, BacA Bank tiếp tục ký Hợp đồng tín dụng số 6660000124691 với Công ty CP Logistic SC khoản vay có giá trị hợp đồng 690.871.000.000 VND, với tài sản đảm bảo là: Thế chấp bằng toàn bộ quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng 001_2015/THM-LSC, ngày 27/03/2015 và Hợp đồng 003_2016/THM-LSC, ngày 15/12/2016.

Không dừng lại tại đó, vẫn trong ngày 29/09/2017, hợp đồng thứ 3 được BacA Bank tiếp tục ký với Công ty CP Logistic SC khoản vay có giá trị hợp đồng là 200.259.000.000 VND, số hợp đồng là: 6660000124692. Với tài sản đảm bảo là: Thế chấp bằng toàn bộ quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng số 001_2015/THFC-LSC, ngày 27/03/2015 và Hợp đồng số 005_2016/THFC-LSC, ngày 15/12/2016.

Ngày 17/12/2018, BacA Bank ký Hợp đồng tín dụng số 6660000179628, với tài sản đảm bảo là quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng giữa Công ty CP Logistic SC với ba công ty là Công ty CP Thực phẩm sữa TH, Công ty CP sữa TH và Công ty CP Chuỗi thực phẩm TH.

Như vậy, hầu hết các công ty con, công ty liên quan trong Tập đoàn TH đã được ký kết hợp đồng với Công ty CP Logistic SC và các hợp đồng này được mang đi thế chấp tại BacA Bank?

Điểm bất thường ở chỗ, BacA Bank nhận thế chấp tài sản phương thức hình thành trong tương lai (không cần tài sản cố định thế chấp) từ những hợp đồng “quay vòng” của các pháp nhân trong cùng Tập đoàn là một dấu hỏi lớn với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với các cổ đông của BacA Bank?

Theo báo cáo tài chính năm 2016 của TH TrueMilk, Logistic SC cho đơn vị này vay 53 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm kéo dài đến năm 2018. Đây là một mức lãi “không tưởng” khi Công ty CP Logistic SC đang nợ hơn 900 tỷ đồng tại BacA Bank!

Qua đó có thể thấy, BacABank đã rất vô tư khi bơm vốn cho Công ty Logistic SC hơn 900 tỷ đồng dù cho tài sản của công ty này được đánh giá chỉ khoảng 100 tỷ đồng? Có được tiền từ BacABank, công ty này lại “bơm” cho các công ty thuộc Tập đoàn TH vay với lãi suất hết sức “ưu đãi”? Đồng vốn “khủng” trên được hạch toán vào sự tăng trưởng của TH được cho là không làm tăng giá trị của Tập đoàn này cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Quan trọng là, nếu TH không thể trả nợ, BacABank liệu có trụ nổi và nền kinh tế Việt sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Có thể bạn cũng thích

© 2023 KhauNghiep.com

 

Email: khaunghiepvn (a) gmail.com