Home Đời sống Con gái phá thai “chui”, bố mẹ đi tìm mới biết con ở nhà xác

Con gái phá thai “chui”, bố mẹ đi tìm mới biết con ở nhà xác

by Ban Biên Tập

Cô gái 18 tuổi mất mạng vì phá thai “chui” là chuyện đau lòng được Giáo sư – bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phương, nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ kể lại khi cảnh báo về tình trạng phá thai không an toàn, nhất là trong giới trẻ.

Cô gái trẻ đó sau khi phá thai “chui” bên ngoài được đưa bạn trai đưa vào bệnh viện trong tình trạng hết sức nguy kịch như bị nhiễm trùng, thủng tử cung, đầy mủ trong ổ bụng… Các bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật cắt tử vong với hy vọng giữ được tính mạng cho nạn nhân nhưng cô vẫn không qua khỏi. Cậu bạn trai của cô bé lúc đó sợ quá, bỏ trốn mất tăm.

Đau đớn tận cùng là gia đình cô gái không hề hay biết. Không thấy con về, bố mẹ đi tìm mới biết con gái đang nằm ở nhà xác bệnh viện.

Bác sĩ bệnh viện Hùng Vương sau một ca mổ (Ảnh: Hoàng Lê).

Trên thực tế, đã xảy ra không ít trường hợp mất mạng, suýt mất mạng liên quan đến việc phá thai. Theo các chuyên gia y tế, việc phá thai, đặc biệt là phá thai lớn cực kỳ nguy hiểm, có thể để lại nhiều biến chứng. Trong khi nhiều bạn trẻ không biết mình mang thai hoặc biết mà tìm cách giấu nên khi được phát hiện thì thai đã lớn.

TPHCM là nơi có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất cả nước. May mắn, ít năm gần đây, tỷ lệ phá thai ở thành phố lớn nhất cả nước đang có xu hướng giảm.

Theo số liệu từ Chi Cục Dân số kế hoạch hóa gia đình TPHCM, năm 2017, tỷ số nạo phá thai của TP HCM là 42,1/100 ca. Đến năm 2021, tỉ lệ này giảm còn 29,03/100 ca. Cùng với đó, tỉ lệ phá thai của người chưa thành niên giảm từ 2,6% (năm 2017) xuống còn 1,72% (năm 2021).

Số liệu từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) thấy tỷ lệ phá thai ở Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tỷ lệ này giảm mạnh từ 37 ca trên 100 trẻ đẻ sống năm 2005 xuống còn 10 ca trên 100 trẻ đẻ sống năm 2021. So sánh với giai đoạn 1990-1995, trung bình cứ một ca đẻ có một ca phá thai. Hiện nay, 10 ca đẻ mới có một ca phá thai. Tổng số ca phá thai đã giảm từ gần 400.000 ca năm 2010 xuống dưới 200.000 ca (2019).

Báo cáo thống kê chăm sóc sức khỏe sinh sản hàng năm của Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cũng cho thấy tỷ lệ mang thai vị thành niên và phá thai ở lứa tuổi này đều có xu hướng giảm.

Cụ thể, tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên giảm từ hơn 62.000 ca năm 2010 (2,9%) xuống còn 55.000 ca năm 2019 (2,4%). Tỷ lệ phá thai của vị thành niên giảm từ xấp xỉ 9.100 ca (2,2%) xuống còn 2.300 ca (1,3%) từ năm 2010 đến 2019.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, dù có giảm nhưng tỷ lệ phá thai ở Việt Nam nhìn chung vẫn ở mức cao, nhất là khi các thống kê chưa thu thập được số liệu về thực trạng phá thai tại các cơ sở tư nhân. Đi cùng đó, không thiếu những câu chuyện đau lòng vì vấn nạn phá thai, nhất là ở độ tuổi vị thành niên.

Có thể bạn cũng thích

© 2023 KhauNghiep.com

 

Email: khaunghiepvn (a) gmail.com